Nội dung
Content PR được xem là cầu nối giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình tới cộng đồng. Nội dung PR cũng là công cụ quan trọng để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và khẳng định vị thế trên thị trường.
Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn đọc cách viết content PR độc đáo, thu hút và làm mới nội dung để phù hợp với xu hướng chung của thị trường.
Content PR là gì?
PR (Public Relations) được hiểu là quan hệ công chúng. Mục đích của các hoạt động quan hệ công chúng là hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông và xây dựng mối quan hệ với cộng đồng.
Content PR là nội dung quảng cáo, PR hình ảnh, sản phẩm thông qua hình thức talkshow, sự kiện hoặc thông cáo báo chí. Đối tượng tiếp cận của bài PR tập trung vào các cơ quan báo chí, truyền thông, nhà đầu tư, cổ đông hoặc chính phủ.
Phong cách viết bài PR thường trang trọng, chuyên nghiệp với văn phong nghiêm túc. Chính vì vậy, thông thường các bài viết PR thường nhận được sự tin tưởng và an tâm của khách hàng nhiều hơn.
Tiêu chí làm nên bài viết PR hoàn hảo
Xác định mục tiêu bài viết
Để có một bài PR hiệu quả, đầu tiên doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu bài viết là gì. Nếu doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm mới thì cần ưu tiên bài viết PR sản phẩm thay vì thương hiệu.
Hoặc khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng truyền thông, mục tiêu bài PR sẽ liên quan đến dịch vụ, thương hiệu để hướng khách hàng qua chủ đề khác.
Xác định khách hàng mục tiêu
Một bài viết PR hay là bài viết được đánh giá tốt dưới góc độ cảm quan của người đọc. Nếu người đọc nhận được giá trị thông qua bài viết của bạn thì bạn đã có bài PR thành công.
Trước khi bắt tay vào viết bài, bạn nên nghiên cứu về khách hàng của mình, họ là ai, họ thích gì, thói quen tiêu dùng/mua sắm ra sao để mang đến nội dung phù hợp nhất.
Thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông tác động đến hành vi và nhận thức của khách hàng. Từ đó tạo nên hiệu quả về doanh thu, hình ảnh cũng như độ nhận diện trong công chúng.
Khi xác định thông điệp truyền thông, cần có sự đồng nhất trong các bài viết của một chiến dịch, giúp người viết hoàn thiện bài PR theo tính logic và sâu sắc nhất.
Các dạng bài viết PR phổ biến trong Marketing hiện nay
Nắm bắt được các dạng bài viết pr đóng vai trong quan trọng và là kĩ năng đầu tiên mà các tác giả cần lưu ý. Lợi ích của việc tiếp thêm thông tin về mảng này sẽ giúp người viết linh hoạt chọn lọc dạng bài viết pr để đáp ứng yêu cầu mà đối tượng khách hàng cần quảng bá một cách hoàn hảo.
Nội dung PR theo cách sử dụng
- Bài viết PR vệ tinh hoặc đi diễn đàn.
- Bài viết PR trong kinh doanh cho doanh nghiệp:
Dạng bài viết PR chuyên dùng cho doanh nghiệp còn được phân chia chi tiết thành 3 dạng sau đánh sâu vào những đối tượng thường được quảng bá trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:
- Bài viết PR giới thiệu sản phẩm, quảng cáo.
- Bài viết PR giới thiệu công ty.
- Bài viết PR để xử lý khủng hoảng, dùng cho cộng đồng.
- Bài viết PR đăng báo, ấn phẩm.
- Bài viết PR sử dụng riêng cho từng loại mạng xã hội (như Facebook).
Nội dung PR trong Online Marketing
- Bài PR giới thiệu doanh nghiệp, cá nhân.
- Bài PR viết về sự kiện/ sản phẩm.
- Các bài PR tin tức.
- Bài PR phỏng vấn với chuyên gia, người nổi tiếng.
- Bài viết PR khách quan/chính luận.
Trong đó, chi tiết về các dạng nội dung PR sẽ bao gồm:
Quan hệ công chúng
PR loại hình này chuyên về xây dựng mối quan hệ với các nhà báo chủ chốt, các hãng tin tức truyền thông, khuyến khích họ đưa tin tích cực về doanh nghiệp của bạn.
PR hình ảnh thương hiệu xuất hiện trên tạp chí, ấn phẩm, báo mạng, website,… đảm bảo độ phủ sóng giúp thương hiệu nổi tiếng, đạt hiệu quả quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm
Tổ chức sự kiện
Doanh nghiệp, công ty triển khai PR theo tổ chức các chương trình sự kiện sẽ truyền tải các thông điệp truyền thông, tạo cơ hội cho những người tiêu dùng gặp gỡ khách hàng tiềm năng, tăng cơ hội quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.
Loại hình PR này không chỉ giới hạn ở việc tổ chức sự kiện cho riêng thương hiệu của bạn mà còn có thể đóng góp tham gia vào các sự kiện của thương hiệu khác trong cộng đồng tổ chức.
Quan hệ cộng đồng
Loại hình PR này là việc xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng của doanh nghiệp, bao gồm các thành viên trong cộng đồng địa phương: khán giả, khách hàng, nhà cung cấp, giới công quyền, giới tài chính, nhà đầu tư và cổ đông,…
PR nhằm tranh thủ tình cảm của công chúng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp, tăng mức độ ảnh hưởng.
Truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhóm thành viên nội bộ để hoàn thành các mục tiêu chung của công ty.
Đây là loại hình PR cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động của các bất kỳ công ty, doanh nghiệp.
Xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng Hoảng Truyền Thông là những sự việc ngoài ý muốn đến từ nhiều vấn đề như lỗi sản phẩm, bị cáo buộc, vi phạm lòng tin, ô nhiễm môi trường,… gây ảnh hưởng tiêu cực thậm chí phá vỡ hình ảnh của doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội
Đây là một trong những loại hình phổ biến của PR, trách nhiệm xã hội liên xoay quanh các vấn đề về bảo vệ môi trường, đóng góp cho xã hội, trách nhiệm với người lao động và các bên liên quan,…
Truyền thông trực tuyến và mạng xã hội
Các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube, Twitter,….được xem là những công cụ đắc lực thực hiện các hoạt động PR với độ phủ rộng rãi, tăng khả năng hiển thị, kênh tiếp thị hiệu quả, kiểm soát kịp thời các tình huống phát sinh.
Cách viết content PR hấp dẫn
Nội dung content PR yêu cầu tính logic, không lan man, dài dòng. Trong quá trình hoàn thiện, người sáng tạo nội dung cần tỉ mỉ trong câu chữ, phân tích vấn đề kỹ lưỡng để có một bài viết chuyên nghiệp nhất.
Hình thức bài viết nên có tính thẩm mỹ, bố cục hợp lý và khoa học. Phần hình ảnh cần sắc nét, video phù hợp với nội dung. Để bài viết của bạn thêm phần tin cậy thì bạn có thể chèn thêm một số lời nhận xét từ chuyên gia, cố vấn.
3 công thức cốt lõi giúp bạn chinh phục content PR
Dưới đây là tổng hợp 3 công thức phổ biến nhất để tạo nên một bài content PR hiệu quả, thuyết phục khách hàng.
Công thức PAS
Công thức PAS được đánh giá có hiệu quả cao trong quá trình sáng tạo bài viết PR. Công thức này được áp dụng như sau:
P (Problem): Nghiên cứu insight khách hàng để trình bày được vấn đề mà họ đang vướng phải.
A (Aggravate): Sau khi xác định được vấn đề, hãy đánh mạnh vào sự bất tiện hoặc khó khăn mà nó mang đến cho người đọc. Diễn giải và triển khai chi tiết nhằm khuấy động tâm trí người đọc, tạo sự tò mò để họ tiếp tục đọc hết nội dung bài viết.
S (Solve): Để giải quyết vấn đề đó, bạn hãy đưa ra giải pháp và khéo léo lồng ghép sản phẩm/dịch vụ của mình vào. Một lời kêu gọi làm phần kết bài giúp kích thích động lực mua hàng từ người đọc.
Công thức 3S
Star: Tập trung vào vấn đề chính, tránh lan man khiến bài viết không có trọng tâm. Vấn đề này có thể là dịch vụ, sản phẩm hoặc một nhân vật nào đó.
Story: Lựa chọn nội dung ấn tượng nhất của đối tượng mục tiêu và bắt đầu “kể chuyện” liên quan đến đối tượng này.
Solution: Điều gì khiến đối tượng trở thành “Star” và trở nên nổi tiếng ở thời điểm hiện tại?
Công thức Strings
Công thức Strings tập trung vào liệt kê hoặc tổng hợp một chuỗi các sự kiện, sản phẩm, thương hiệu, câu chuyện,… để bài viết có tính mạch lạc và thể hiện được mục tiêu truyền thông của bạn.
Sự khác biệt giữa nội dung PR và Content marketing
Content PR
- Truyền tải thông điệp tổ chức.
- Kết hợp với “bên thứ 3” để tạo dựng độ nhận biết.
- Chú trọng báo chí và danh tiếng đi kèm.
- Tập trung vào danh tiếng của thương hiệu.
- Có kế hoạch cụ thể về quản lí khủng hoảng.
- Tập trung vào các bên liên quan.
Content Marketing
- Cung cấp thông tin sản phẩm.
- Sử dụng các yếu tố nhận biết thương hiệu.
- Sử dụng chủ yếu công cụ Owned Media.
- Tập trung vào sự tin tưởng & nhận thức.
- Cung cấp nền tảng, hỗ trợ xử lý khủng hoảng.
- Tập trung vào khách hàng.
Lưu ý cách viết bài PR ấn tượng
Nếu như bài viết PR của bạn chưa thực sự đạt hiệu quả thì cần xem xét lại một số yếu tố dẫn đến bài PR thất bại dưới đây:
Tiêu đề nhàm chán: Trong hàng ngàn bài viết PR, yếu tố thu hút được lượt click từ người đọc đầu tiên là ở tiêu đề. Bài viết có nội dung ấn tượng tới đâu nhưng tiêu đề không hấp dẫn, thô cứng sẽ là điểm trừ khiến người đọc không muốn click vào.
Sai ngữ pháp: Là lỗi cơ bản mà ai cũng gặp phải. Lỗi ngữ pháp là “rào cản” khiến nhiều người khó chịu và không muốn tiếp tục đọc nội dung bài viết nữa.
Lỗi đạo văn: Copy nội dung từ nguồn khác không chỉ khiến bài viết giảm độ tin tưởng mà còn làm người viết mất đi danh tiếng.
Kế hoạch bài viết sơ sài, thiếu sự thấu hiểu tâm lý khách hàng, nhu cầu người đọc sẽ khiến họ không muốn tốn thời gian tìm hiểu về nội dung bài viết của bạn.
Như vậy, KANmar vừa chia sẻ cho bạn đọc công thức viết content PR hay, hiệu quả và thu hút được người đọc. Nếu bạn cần tư vấn thêm về giải pháp viết bài chi tiết nhất, đừng ngại ngần liên hệ KANmar để được giải đáp kịp thời.